Monday, October 7, 2019

ISI Đại Cáo

Nướng chuyên gia dỏm trên ngọn lửa Impact Factor
Vùi giáo sư đểu dưới hầm Web of Science Q1


Tuesday, October 1, 2019

Phenikaa University

Oct 1, 2019 -- Phenikaa University, Hanoi, Vietnam. Address: To Huu road, Yen Nghia, Ha Dong district, Hanoi 100803, Vietnam. URL: http://phenikaa-uni.edu.vn/.










Monday, September 30, 2019

Cultural evolution in Vietnam's early 20th century: A Bayesian networks analysis of Hanoi Franco-Chinese house designs

Abstract

The study of cultural evolution has taken on an increasingly interdisciplinary and diverse approach in explicating phenomena of cultural transmission and adoptions. Inspired by this computational movement, this study uses Bayesian networks analysis, combining both the frequentist and the Hamiltonian Markov chain Monte Carlo (MCMC) approach, to investigate the highly representative elements in the cultural evolution of a Vietnamese city's architecture in the early 20th century. With a focus on the façade design of 68 old houses in Hanoi's Old Quarter (based on 248 photos and 78 data lines), the study argues that it is plausible to look at the aesthetics, architecture, and designs of the house façade to find traces of cultural evolution in Vietnam, which went through more than six decades of French colonization and centuries of sociocultural influence from China. The in-depth technical analysis, though refuting the presumed model on the probabilistic dependency among the variables, yields several results, the most notable of which is the strong influence of Buddhism over the decorations of the house façade. Particularly, in the top 5 networks with the best Bayesian Information Criterion (BIC) scores and small p-values, the variable for decorations (DC) always has a direct probabilistic dependency on the variable B for Buddhism. The paper then discusses these findings and suggests integrating Bayesian statistics in social sciences in general and for studies of cultural evolution and architectural transformation in particular.

Keywords

Cultural evolution
Hanoi architecture
Old quarter
House façade
Buddhism
Franco-Chinese style
French colonialism
Bayesian network
Hamiltonian Markov chain Monte Carlo
 

On how religions could accidentally incite lies and violence: Folktales as a cultural transmitter

Physics > Physics and Society

On how religions could accidentally incite lies and violence: Folktales as a cultural transmitter

This research employs the Bayesian network modeling approach, and the Markov chain Monte Carlo technique, to learn about the role of lies and violence in teachings of major religions, using a unique dataset extracted from long-standing Vietnamese folktales. The results indicate that, although lying and violent acts augur negative consequences for those who commit them, their associations with core religious values diverge in the final outcome for the folktale characters. Lying that serves a religious mission of either Confucianism or Taoism (but not Buddhism) brings a positive outcome to a character (\b{eta}T_and_Lie_O= 2.23; \b{eta}C_and_Lie_O= 1.47; \b{eta}T_and_Lie_O= 2.23). A violent act committed to serving Buddhist missions results in a happy ending for the committer (\b{eta}B_and_Viol_O= 2.55). What is highlighted here is a glaring double standard in the interpretation and practice of the three teachings: the very virtuous outcomes being preached, whether that be compassion and meditation in Buddhism, societal order in Confucianism, or natural harmony in Taoism, appear to accommodate two universal vices-violence in Buddhism and lying in the latter two. These findings contribute to a host of studies aimed at making sense of contradictory human behaviors, adding the role of religious teachings in addition to cognition in belief maintenance and motivated reasoning in discounting counterargument.
Subjects: Physics and Society (physics.soc-ph)
Report number: Working Paper No. AISDL-1909
Cite as: arXiv:1909.13686 [physics.soc-ph]
  (or arXiv:1909.13686v1 [physics.soc-ph] for this version)

Bibliographic data

Select data provider: Semantic Scholar | Prophy [Disable Bibex(What is Bibex?)]
  • No data available from data provider, 404.
Articles recently added or updated may not have propagated to data providers yet. If you believe there is an error, contact Semantic Scholar.

Submission history

From: Manh Toan Ho Mr. [view email]
[v1] Fri, 27 Sep 2019 06:52:16 UTC (1,800 KB)

Monday, September 23, 2019

Khoa học Việt Nam với giải thưởng bình duyệt toàn cầu Global Peer Review Awards 2019

Khoa học & Phát triển (23/9/2019)

Bất chấp sự khắt khe hơn về quy chuẩn báo cáo phản biện trong năm 2019, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu Việt Nam vẫn duy trì được 6 cây bút có mặt trong top 1% các nhà bình duyệt toàn cầu do Global Peer Review Awards vừa công bố.
 
Ngày 16/9 vừa qua, tuần lễ Peer Review Week 2019 chính thức bắt đầu cùng với nhiều hoạt động, seminar, được tổ chức trên khắp thế giới với chủ đề chính là Quality in Peer Review (Chất lượng trong bình duyệt).

Bình duyệt là hoạt động khoa học ít được chú ý, và các nhà khoa học làm công việc đó với mục tiêu cao đẹp là giúp cho đồng nghiệp khắp thế giới có cơ hội được đánh giá và cải thiện chất lượng tác phẩm. Ngày nay, khoa học nghiêm chỉnh đòi hỏi bình duyệt là bắt buộc, do đó, công tác bình duyệt khoa học giúp giới học thuật có thể xuất bản các nghiên cứu. Mãi tới khi Publons xuất hiện, công tác bình duyệt khoa học mới được thế giới chú ý nhiều hơn. Tuần lễ Peer Review Week thường niên là dịp để cộng đồng học thuật trao đổi khoa học về công tác biên tập hàn lâm, và công bố những dữ liệu có giá trị.

Năm nay, Peer Review Week hướng tới nâng cao nhận thức về các thử thách với bình duyệt học thuật như số lượng ấn phẩm quá lớn, băn khoăn về tính minh bạch, công nghệ chậm cải tiến, hay số lượng các cây bút bình duyệt hạn chế. Hàng loạt các nhà xuất bản lớn và các hiệp hội đồng loạt cổ vũ sự kiện này, và dễ dàng nhận thấy những cái tên quen thuộc như Elsevier, Wiley, Springer Nature, Royal Society, European Association of Science Editors, hay các trang truyền thông khoa học như Scholarly Kitchen.

Tôn vinh những người gác cửa học thuật trên toàn cầu

Nhắc đến Peer Review Week 2019, chúng ta cũng không thể không nói tới Global Peer Review Awards 2019 (đổi tên từ Publons Peer Review Awards 2018, sau khi chính thức hợp nhất với cơ sở dữ liệu Web of Science và ResearchID của Thomson Reuters trước đây). Đây là sự kiện quan trọng của tuần lễ, nhằm công bố dữ liệu về những người đã âm thầm đóng góp, gác cửa học thuật trên toàn cầu, ở mọi nhà xuất bản suốt cả năm trời.

Global Peer Review Awards sử dụng hệ thống công nghệ thông tin và dữ liệu khổng lồ, gồm hàng triệu bản ghi hồ sơ nhà khoa học, cùng hàng chục triệu báo cáo bình duyệt được Publons ghi nhận, để tổ hợp lại và rút tỉa kết quả, thông báo cho cộng đồng khoa học toàn cầu về mức đóng góp.

Global Peer Review Awards 2019 bao gồm 3 hạng mục chính:

• Các nhà bình duyệt thuộc top 1% của 22 ngành trong hệ thống Essential Science Indicators (ESI).

• 10 nhà bình duyệt xuất sắc nhất

• 10 nhà biên tập xuất sắc nhất

Dữ liệu thống kê được dựa trên các bản bình duyệt đã xác nhận trong hồ sơ Publons của các nhà bình duyệt tính từ ngày 1/9/2018 đến 31/8/2019. Khác với mục “Assorted” (tổng hợp tất cả các ngành khác nằm ngoài nhóm 22 ngành của ESI) năm ngoái, mục “Cross-field” năm nay thống kê các nhà khoa học đã thực hiện bình duyệt cho các nghiên cứu đa ngành hoặc ở nhiều ngành khác nhau (theo tiêu chuẩn của ESI).

Sự khác biệt lớn nhất trong năm nay so với 3 năm trước đó là quy định chỉ tính các báo cáo bình duyệt cho bản thảo nộp vào các tạp chí thuộc các danh mục Web of Science Core Collection (SCIE, SSCI, AHCI và ESCI). Điều này giúp đảm bảo chất lượng tốt nhất cho dữ liệu bình duyệt, vốn dựa trên một hệ thống chỉ mục khoa học hàng đầu hiện nay là Web of Science.

Năm nay, có hơn 4.600 chuyên gia tới từ 101 quốc gia và hơn 2.300 trường đại học/các viện, trung tâm nghiên cứu được tôn vinh. Họ đã đóng góp hơn 260.000 báo cáo bình duyệt cho gần 9.000 tạp chí, ước tính tương đương với 1,32 triệu giờ làm việc [1].

Nhìn từ Việt Nam và khu vực Đông Nam Á

Tìm kiếm cơ sở dữ liệu Publons theo lãnh thổ ‘Việt Nam’ ở tất cả các ngành cho thấy Top 1% các nhà bình duyệt từ Việt Nam bao gồm 5 nhà khoa học người Việt và 2 nhà khoa học quốc tế hiện đang công tác tại các trường đại học Việt Nam. Cần lưu ý, đây là dữ liệu chưa đầy đủ vì nhiều lý do hay sự phức tạp của thuộc tính dữ liệu: các trường chưa đăng kí với hệ thống, các nhà khoa học Việt Nam đang làm việc tại nước ngoài, hoặc người bình duyệt chưa có tài khoản Publons ResearcherID hợp nhất, v.v.



Nhà bình duyệt
Cơ quan công tác
Ngành đạt giải
Trường Đại học Duy Tân
Engineering; Computer Science; Cross-field
Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Cross-field
Đại học Quốc gia Hà Nội
Material Science; Engineering; Cross-field
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Environment and Ecology; Engineering; Cross-field
Trường Đại học Phenikaa
Cross-field
Trường Đại học Phenikaa
Cross-field
Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Environment and Ecology; Engineering; Cross-field
Các nhà bình duyệt từ các cơ quan Việt Nam trong danh sách Global Peer Review Awards 2019

Ngoài 2 nhà nghiên cứu Đỗ Khắc Uẩn (Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội) và Vương Quân Hoàng (Trường Đại học Phenikaa) đều đã có mặt trong Publons Peer Review Awards 2018, thì nhà nghiên cứu Võ Nguyễn Đại Việt cũng từng được ghi nhận năm 2017, nhưng cho Universiti Malaysia Pahang, Kuantan, Malaysia. Nhà nghiên cứu kỳ cựu Nguyễn Đình Đức (Đại học Quốc gia Hà Nội), lần đầu góp mặt trong danh sách.

Năm 2018, Việt Nam có 6 nhà bình duyệt được ghi nhận, với 1 nhà nghiên cứu quốc tế. Bất chấp sự khắt khe hơn về quy chuẩn báo cáo phản biện trong năm 2019, nền khoa học và các cơ sở đào tạo và nghiên cứu Việt Nam vẫn duy trì được số cây bút có mặt trong Global Peer Review Awards 2019.

So với các nền khoa học khác trong khu vực trong năm 2019, Thái Lan có 13 nhà bình duyệt (2 quốc tế) được ghi nhận, trong khi Indonesia có 5 nhà bình duyệt. Trong khi đó, Malaysia và Singapore vẫn là hai quốc gia với nền khoa học phát triển tốt nhất Đông Nam Á. Chỉ tính riêng trong mục ‘Cross-field’, Singapore có 16 nhà bình duyệt, còn con số của Malaysia lên đến 54.

Lần đầu tiên được ghi nhận bởi Global Peer Review Awards 2019, nhà nghiên cứu Đào Văn Dương (trường Đại học Phenikaa, Hà Nội) cho biết: “Tôi khá bất ngờ khi biết mình được có tên trong top 1% ở Global Peer Review Awards năm nay. Sự kiện này có ý nghĩa đối với các nhà khoa học, là sự ghi nhận những đóng góp trong việc hỗ trợ các nhà biên tập đánh giá các công trình nghiên cứu. Với cá nhân tôi, mỗi lần tham gia phản biện, viết bình duyệt, tôi lại học được từ đồng nghiệp rất nhiều điều từ cách viết bài báo khoa học, các đặt vấn đề, giải quyết vấn đề cũng như cách trả lời ý kiến của phản biện”.

Theo báo cáo Global State of Peer Review Report của Publons đưa ra vào năm ngoái, mặc dù công tác bình duyệt có trách nhiệm cao cả là kiểm định chất lượng học thuật, có tới 39% các nhà bình duyệt chưa bao giờ được đào tạo chuyên sâu. Trong khi đó, số lượng các cây bút phản biện cũng đang bị thiếu hụt nghiêm trọng. Vì thế, tuần lễ Peer Review Week và sự kiện Global Peer Review Awards có vai trò quan trọng trong nâng cao nhận thức và hiểu biết về công việc thầm lặng này.

*Tham khảo:

[1] Publons. (15-09-2019). Honoring the Top Peer Reviewers for 2019. Publons Blog. Truy cập ngày 17-09-2019 tại đường dẫn: https://publons.com/blog/honoring-the-top-peer-reviewers-for-2019/.

 

*Nguồn: http://khoahocphattrien.vn/khoa-hoc/khoa-hoc-viet-nam-voi-giai-thuong-binh-duyet-toan-cau-global-peer-review-awards-2019/2019092309533851p1c160.htm

Monday, July 22, 2019

Monday, June 24, 2019

Dấu ấn KHXH&NV Việt Nam trên các tạp chí quốc tế có hệ số tác động cao năm 2018

Báo
Năm 2018, Việt Nam có 10 nghiên cứu KHXH&NV được công bố trên các tạp chí có hệ số tác động cao.

Ngày 20-06-2019 vừa qua, Clarivate Analytics đã công bố hệ số tác động (HSTĐ) Journal Impact Factor (JIF) 2018 thông qua báo cáo Journal Citation Reports (JCR) 2019. Báo cáo JCR 2019 năm nay có tổng số 11.877 tạp chí, trong đó, có 283 tạp chí mới và 138 tạp chí cho phép truy cập miễn phí. 64% số tạp chí có JIF tăng so với báo cáo năm 2018.

Thursday, June 13, 2019

Chương trình máy tính bayesvl trong môi trường R: Đóng góp Việt cho khoa học thế giới

Chương trình máy tính bayesvl trong môi trường R: Đóng góp Việt cho khoa học thế giới

Khoa học & Phát triển (13-06-2019; 13:35) — Ngày 24/05/2019, chương trình máy tính ‘bayesvl’ chạy trên môi trường R do TS. Vương Quân Hoàng và kĩ sư Lã Việt Phương (Trung tâm Nghiên cứu Xã hội Liên ngành ISR, Đại học Phenikaa) thiết kế và phát triển chính thức được xuất bản trên CRAN—hệ thống thư viện chuẩn của R—tại địa chỉ xuất bản: https://cran.r-project.org/package=bayesvl.

Sunday, April 7, 2019

Ý tưởng mới tìm đường vào Scopus

8.4.2019. Ý tưởng mới tìm được "nhà" để đậu. Bây giờ có mặt trong CSDL Scopus.


15 năm sau

8.4.2019. Cỡ 15 năm sau khi bài toán có lời giải. Vẫn hữu ích cho ai đó trong thế giới khoa học.